Nếu có dịp ghé lại vùng đất được ví von là đất phú trời yên thì bạn đừng nên bỏ qua một kiến trúc tôn giáo cổ kính nhất tại nơi này – Nhà thờ Mằng Lăng.
Tuy được xây dựng tại Phú Yên nhưng vẫn có nhiều người lầm tưởng và gọi là nhà thờ Mằng Lăng Quy Nhơn. Vì vậy, Basantourist sẽ đưa đến cho bạn những review nhà thờ cổ nhất Xứ Nẫu – Mằng Lăng đầy đủ nhất, giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn về nhà thờ tuyệt đẹp này.
Đường đi nhà thờ Mằng Lăng có khó không?
Tọa lạc tại địa phận thôn Mằng Lăng, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nhà thờ được xây dựng ở một vị trí gần bờ sông Kỳ Lộ (hay còn được gọi là sông Cái).
Tuy cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khá xa (khoảng hơn 30km), nhưng đường đi đến đây rất dễ, chỉ cần đi theo quốc lộ 1A, đến thị trấn Chí Thạnh, tại ngã ba rẽ phải vào đường ĐH31, đi tiếp ước chừng 2km nữa là tới.
Là một điểm tham quan nổi tiếng ở Phú Yên, nằm ở vị trí thuận lợi cho di chuyển, gần với các địa danh du lịch nổi tiếng khác như Ghềnh Đá Đĩa, đập Tam Giang,… nên bạn có thể kết hợp tham quan các địa điểm khác nhau mà không tốn quá nhiều thời gian di chuyển.
Đường đi từ tương đối dễ đi, bạn có thểm tham khảo thêm googlemap
Để tiết kiệm được chi phí và hạn chế di chuyển bạn có thể tham khảo tour du lịch trọn gói, chỉ có ở Basantourits
Giới thiệu đôi nét về nhà thờ
Nhà thờ Mằng Lăng là một nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và kiến trúc cổ của giáo xứ Mằng Lăng, thuộc Giáo hạt Mằng Lăng, Giáo phận Quy Nhơn.
Được xây dựng từ năm 1892, nhà thờ được xem là nhà thờ lâu đời nhất ở tỉnh Phú Yên và là một trong những nhà thờ cổ kính nhất Việt Nam.
Nơi đây không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng, một kiến trúc cổ kính tuyệt đẹp mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử giá trị.
Tên gọi Mằng Lăng bắt đầu có như thế nào?
Mới đầu khi nghe đến cái tên “Mằng Lăng” cực kỳ lạ tai này, chắc hẳn ai cũng tò mò đến nguồn gốc của cái tên này. Tương truyền rằng, vùng này trước kia khắp nơi toàn là cây cối rậm rạp, có rất ít người sinh sống tại đây. Trong đó mọc nhiều nhất là loài cây có lá hình bầu dục, hoa mọc thành chùm, khi nở ra có một màu tím rất đẹp. Người dân đặt tên là cây Mằng Lăng.
Sau này, khi nhà thờ được xây dựng ở đất này thì cũng được lấy tên theo loài cây quen thuộc với người dân vùng An Thạch khi xưa. Và cái tên nhà thờ Mằng Lăng ra đời từ đó. Ngày nay, tuy dấu vết của khu rừng xưa ấy đã không còn, nhưng ở nhà thờ vẫn còn tồn tại một trong bốn chiếc bàn gỗ tròn được làm từ gỗ cây mằng lăng vào thời gian đầu xây dựng nhà thờ.
Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính
Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, có diện tích lên đến 5000 . Mặt chính diện của nhà thờ có ba tầng: tầng dưới cùng có ba cửa, xây dựng theo dạng hốc sâu; tầng thứ hai ở chính giữa là một cửa sổ hình tròn trang trí hình bông hoa; tầng trên cùng là hai tháp chuông, ở giữa là cây thánh giá. Đây chính là đặc trưng của lối kiến trúc Gothic phát triển trong xây dựng nhà thờ, cung điện,… vào khoảng thế kỷ 12 sau Công nguyên.
Màu xanh xám của nhà thờ càng mang đến một cảm giác cổ xưa, lối kiến trúc độc đáo càng khiến nhà thờ trở nên ma mị. Những dấu vết rêu phong bám bên ngoài nhà thờ như dấu tích của những năm tháng đã qua.
Không gian bên trong nhà thờ là hai hàng cột tạo thành các ô vòm liên tiếp nhau, tuy nhiên không thấy được phần vòm mái cong hình múi đặc trưng của kiến trúc Gothic mà thay vào đó là trần gỗ phẳng. Nguyên do xuất phát từ một trận bão năm 1924, phần trần nhà đã bị hư hại và được sửa chữa lại sau đó. Các cửa sổ xung quanh hai bên tường làm bằng kính có màu và họa tiết trang trí đậm chất kiến trúc Gothic.
Hành lang bên ngoài nhà thờ được bao bọc bởi các khung mái vòm tạo cảm giác thoáng đãng, và làm cho đường nét trong kiến trúc thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Trên những bức tường hay cửa gỗ, họa tiết trang trí bằng hoa lá được chạm trổ tỉ mỉ, toát lên vẻ đẹp tinh tế đến từng chi tiết nhỏ.
Nhìn tổng thể, nhà thờ Mằng Lăng có thể không có quy mô quá lớn, không gian thiết kế bên trong cùng nội thất cũng không quá cầu kỳ, nhưng những họa tiết chạm khắc lại tinh tế, tỉ mỉ.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công trình xây dựng theo lối kiến trúc Gothic được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới như: nhà thờ chính tòa Đức Bà Reims (Pháp), nhà thờ chính tòa Burgos (Tây Ban Nha),…
Dấu ấn lịch sử lưu giữ tại nhà thờ
Động Mằng Lăng – nơi lưu giữ “cuộc đời” của Á Thánh Anrê Phú Yên
Phía bên phải ở sân trước của nhà thờ có một ngọn đồi nhân tạo được xây dựng từ năm 2006, bên trong là một khu hầm nhỏ được thiết kế khá kỳ công, và đặt tên là động Mằng Lăng (hay còn gọi là đền Á Thánh Anrê Phú Yên).
Trước khi đi vào hang, nhìn lên phía đỉnh đồi là tượng vị Á Thánh tử đạo sinh ra tại giáo xứ Mằng Lăng – Anrê Phú Yên. Bức tượng có màu vàng, đứng sừng sững nổi bật giữa phông nền xanh mát của cây cỏ.
Bên trong hang có lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu về Á Thánh Anrê Phú Yên – người đầu tiên ở xứ Nam tử vì đạo, đặc biệt có tóc của Anrê Phú Yên do Giám Mục Phêrô Nguyễn Soạn đưa về từ Vatican vào ngày 5 tháng 3 năm 2000.
Những bức phù điêu được chạm khắc tỉ mỉ trên tường như đưa du khách chứng kiến tất cả câu chuyện của Á Thánh Anrê Phú Yên. Tận bên trong có một nơi đặt tượng Anrê Phú Yên trang nghiêm, bên cạnh còn có kinh Á Thánh.
Hiện nay nhà thờ cũng là nơi hành hương vào dịp lễ kỷ niệm Á Thánh Anrê Phú Yên.
Nhà thờ Mằng Lăng qua các năm
Ở đây vẫn còn giữ được rất nhiều hình ảnh nhà thờ cổ Mằng Lăng Phú Yên và toàn cảnh xung quanh. Các mốc thời gian được ghi chú tường tận bên dưới khung ảnh để du khách có thể hiểu hơn về quá trình tồn tại của nhà thờ cổ này.
Bên cạnh đó, trong hang đá còn trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị quan trọng.
Cuốn sách “Phép giảng tám ngày”
Đây là cuốn sách được in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Được in vào năm 1651 ở Roma, Ý. Cuốn sách được linh mục Alexandre de Rhodes (Cha Đắc Lộ) biên soạn. Quyển sách được đặt trang trọng trong tủ kính, mở đôi ra cho du khách nhìn được những dòng chữ trong đó.
Lịch sử ra đời của nhà thờ Mằng Lăng
Vào đời chúa Nguyễn Hoàng đã bắt đầu mở rộng bờ cõi vào Phú Yên, tuy nhiên phải đến khi chúa Nguyễn Sãi lập nên Dinh Trấn Biên và phong chức quan Trấn Thủ cho con rể là Nguyễn Phúc Vinh thì bờ cõi mới được mở rộng, tạo nên một dinh trấn lừng lẫy vào thời đó. Ngày nay Dinh Trấn Biên đã chìm sâu dưới sông Kỳ Lộ.
Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Liên khi ấy là vợ của quan Trấn Thủ đã lãnh nhận bí tích rửa tội với tên thánh là Maria Mađalêna vào năm 1636. Sau đó bà lập nên một nhà nguyện công cộng ở Dinh Trấn Biên, góp phần quan trọng trong việc hình thành nên xứ đạo đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng. Bà cũng là người sáng lập nên nhà thương đầu tiên với mục đích cứu chữa, chăm sóc bệnh nhân. Đồng thời bà cũng là mẹ đỡ đầu của Anrê Phú Yên – một trong những thánh tử đạo Việt Nam.
Năm 1888, linh mục Joseph Lacassagne (Cố Xuân) đến Mằng Lăng, mang trách nhiệm ổn định đời sống giáo dân và chăm lo công việc truyền giáo. Đến năm 1892, Cha khởi công xây dựng nhà thờ Mằng Lăng. Nhà thờ đang trong quá trình xây dựng dang dở, thì Cha Lacassagne đột ngột qua đời vào năm 1900. Thi hài được an táng tại nhà thờ.
Sang năm 1901, vị trí linh mục chánh xứ Mằng Lăng do cha Antoine Joseph Louis Edmon Wendling (Cố Linh) tiếp quản. Cha tiếp tục hoàn thành công trình nhà thờ, và khánh thành vào ngày 14 tháng 4 năm 1907. Vì bị bệnh, nên năm 1918 Cha quay về Pháp chữa trị và mất tại đó.
Giai đoạn 1919 – 1926, linh mục Marius Julien Jean (Cố Gioan) làm cha sở Mằng Lăng. Giai đoạn 1927 – 1928, linh mục Jean Marie François Porcher (Cố Kính) tiếp quản vị trí linh mục chánh xứ, và đây cũng là vị thừa sai cuối cùng tại đây. Những năm sau này, nhà thờ được giao lại cho các linh mục Việt Nam quản lý.
Giờ lễ của nhà thờ Mằng Lăng
- Các ngày trong tuần: 18h30
- Ngày Chúa Nhật mùa hè: Sáng 5h30, trưa 9h, chiều 16h
- Ngày Chúa Nhật mùa mưa: Chiều 15h
Giờ mở cửa và giá vé
- Giờ mở cửa: 7h – 21h hàng ngày
- Giá vé: miễn phí
Trải qua thời gian hơn một thế kỷ, nhà thờ Mằng Lăng vẫn tồn tại trang nghiêm trên mảnh đất xinh đẹp Phú Yên. Nơi đây thực sự là điểm nhấn độc đáo trong bản đồ du lịch Phú Yên, mà bất kỳ ai đến cũng khó lòng bỏ qua.
Các thắc mắc về Nhà Thờ Mằng Lăng
Giá vé : 25.000 đồng/người lớn
– Các ngày trong tuần: 18h30
– Ngày Chúa Nhật mùa hè: – Sáng 5h30, trưa 9h, chiều 16h
– Ngày Chúa Nhật mùa mưa: Chiều 15h
Tuy cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khá xa (khoảng hơn 30km), nhưng đường đi đến đây rất dễ, chỉ cần đi theo quốc lộ 1A, đến thị trấn Chí Thạnh, tại ngã ba rẽ phải vào đường ĐH31, đi tiếp ước chừng 2km nữa là tới