Chùa Ông Núi ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một ngôi chùa nổi tiếng, với bề dày lịch sử lên đến hơn 300 năm. Trong vài năm trở lại đây, chùa có thêm tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á, danh tiếng từ đó cũng vang xa.
Vốn có tên là chùa Linh Phong nhưng bất kể là dân địa phương hay khách du lịch lại quen gọi là chùa Ông Núi. Vậy từ đâu lại có cái tên này? Hãy cùng Basantourist tìm hiểu lịch sử Chùa Ông Núi cũng như những câu chuyện truyền thuyết xoay quanh ngôi chùa cực đẹp này nhé!
Lịch sử chùa Ông Núi
Lật lại các bộ sử cũ, nhiều thông tin cho thấy một nhà sư có tên thường gọi là Lê Ban (hay là Ngài Tánh Ban) đã xây dựng một am nhỏ ở lưng chừng dãy núi hùng vĩ, và lấy tên là chùa Dũng Tuyền vào năm 1702, tức thời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Bạn có thể khám phá những nét đẹp, tour du lịch trọn gói đến Chùa Ông Núi:
Sau này vào năm 1733, nghe đến đức hạnh của nhà sư, vua chúa ái mộ nên đã đặc biệt ban cho hiệu là Tịnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiện Sư và ban lệnh xây dựng chùa khang trang hơn, cái tên Linh Phong Thiền Tự ra đời.
Nhà sư viên tịch vào năm 1747, và năm 1785 được lập tháp thờ bên phải của ngôi chùa.
Năm 1826, vua Minh Mạng trùng tu lại ngôi chùa và ban cho nơi đây một tấm áo cà sa mới may để thờ. Tuy nhiên quang cảnh chùa đẹp đẽ nhất là vào lúc Đào Tấn trùng tu vào năm 1897.
Ngôi chùa xưa không giữ được đến hiện tại do ảnh hưởng của bom đạn thời chiến vào năm 1965, dấu tích còn lại là cổng tam quan và một bảo tháp. Mãi đến năm 2004, một ngôi chùa mới đã được xây dựng trên nền tích của ngôi cổ tự xưa. Đến nay, nhiều công trình mới cũng được thi công để thu hút du khách gần xa đều biết đến ngôi chùa lâu đời trên đất Bình Định này.
Sự tích chùa Ông Núi
Nguồn gốc cái tên chùa Ông Núi
Tương truyền rằng, cái tên chùa Ông Núi mà người dân hay gọi bắt nguồn từ chính nhà sư dựng nên chùa này.
Thuở xửa, Lê Ban cùng sư thầy Tổ Giám Huyền đang đi trên biển thì gặp gió to sóng dữ ở vùng biển Phương Phi nên hai thầy trò buộc phải neo thuyền lại. Sau khi quan sát địa thế nơi đây cảm thấy rất phù hợp cho việc ẩn tu nên cả hai đã quyết định ở lại. Trong lúc tìm chỗ tu hành, hai nhà sư bắt gặp một hang đá rộng được hình thành từ các tảng đá tự nhiên ghép thành ba mặt, bên cạnh có dòng nước xối xuống. Hai nhà sư quyết định ở lại nơi đây, đặt tên hang là Dũng Tuyền Thạch Cốc (sau này được người dân gọi bằng nhiều cái tên cái tên nhau như hang Ông Già, hang Ông Núi, hang Tổ,…)
Sau này Tổ Giám Huyền tuân theo sắc lệnh vua về tái thiết ngôi chùa khác, Lê Ban vẫn tiếp tục tu hành tại hang đá. Người dân vùng này bấy giờ đều gọi ông là Mộc Y Sơn Ông (nghĩa là Ông núi mặc áo vỏ cây) bởi vì quần áo ông mặc là lột từ vỏ cây, bất kể ngày tháng mưa nắng.
Ông tu đạo giữa núi rừng và muôn thú, sau khi ông mất, hai con cọp trắng ngày đêm túc trực giúp việc bên cạnh ông cũng chết theo, hai bộ xương trắng được dân làng thờ phụng trong chùa nhưng sau đó lại bị mất.
Lúc còn tại thế, Ông Núi chuyên tâm tu đạo, giúp dân chữa bệnh mà không nhận bất kỳ lễ vật nào. Có thể vì thế mà về sau ngôi chùa này được người dân thân thương gọi bằng tên chùa Ông Núi.
Công hạnh đức độ của Ông Núi
Mỗi khi trong làng có dịch bệnh, Ông Núi lại tìm cây thuốc trên núi rừng để xuống chữa bệnh cho dân, sau đó lại không nhận lễ vật tạ ơn, nên tiếng tăm ông càng đồn xa, người dân lại càng thêm kính nể. Cho đến khi ông đã viên tịch, người ta vẫn thấy ông đưa thuốc đến rồi lại biến mất khi có người không may mắc bệnh hay làng xảy ra dịch bệnh.
Vua Minh Mạng cũng có lần trải qua cơn thập tử nhất sinh đã kể lại cho triều thần, đợt đó vua bệnh nặng, vừa chợp mắt đi vào giấc mộng thì thấy một nhà sư già, thân mặc một bộ y phục bằng vỏ cây, ung dung bước lại dâng thuốc, sau đó phất quạt ra đi. Sáng hôm sau, vua tỉnh dậy thì khỏi bệnh. Đến khi ngự triều, vua đem chuyện trong mộng kể lại cho các quan nghe. Có quan tâu lên cho vua rằng đó chính là ông Núi – Ngài Tánh Ban. Vì vậy, vua đã ra lệnh ban cho chùa một tấm áo cà sa mới để thờ phụng ông Núi và cấp cho 120 lượng bạc để trùng tu lại ngôi chùa.
Có truyền thuyết còn nói ông dạy người dân biết cách thử tiền để không lấy nhầm tiền âm phủ khi mua bán. Thuở ấy, vùng này kẻ cõi âm lẫn lộn trong người dân đi mua đồ, nếu ai có bán đồ cho họ thì tiền nhận được sau đó cũng biết mất. Ông Núi dạy người dân bỏ đồng xu vào trong nước, chìm tức là tiền nhận được còn nổi là tiền âm phủ. Nhờ ông mà dân vùng Phương Phi tránh được kiếp nạn này.
Ông Núi đã viên tịch cách đây 275 năm, nhưng công đức của ông vẫn được người dân truyền tụng mãi. Dưới sự đầu tư của du lịch, chùa Ông Núi được nhiều người biết đến với sự hoành tráng như hiện giờ. Tuy nhiên lại ít có người biết về một thời kỳ lịch sử đầy khó khăn và vàng son khi xây dựng chùa. Do đó, mong bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về địa danh tâm linh nổi tiếng này.
Trên đây là những chia sẽ về lịch sử hình thành cũng như những truyền thuyết về Chùa Ông Núi, hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức về một địa danh du lịch nỗi tiếng ở Cát Tiến nói riêng và Bình Định nói chung, nếu bài viết hay đừng ngần ngại chia sẽ để đội ngũ Basantourist phát triển thêm những bài viết tương tự nữa nhé.
Các địa điểm gần Chùa Ông Núi
- Khu Dã Ngoại Trung Lương – Kết hợp cùng du lịch Chùa Ông Núi
- Chùa Thiên Hưng – Trên đường đi đến Chùa
Tour du lịch Quy Nhơn trong ngày
- City Tour Quy Nhơn
- Tour Kỳ Co Eo Gió 1 ngày
- Tour Kỳ Co Eo Gió nữa ngày
- Tour Kỳ Co Eo Gió Hòn Khô
- Tour Kỳ Co Eo Gió Trung Lương
- Tour Cù Lao Xanh
- Tour Hòn Khô Nữa ngày
- Tour Tây Sơn, Hầm Hô
- Tour Cù Lao Xanh, Hòn Khô
- Tour Quy Nhơn Phú Yên 1 ngày
Tour du lịch Quy Nhơn, Phú Yên dài ngày
- Tour Quy Nhơn 2 ngày 1 đêm
- Tour Quy Nhơn 3 ngày 2 đêm
- Tour Quy Nhơn 4 ngày 3 đêm
- Tour Quy Nhơn 5 ngày 4 đêm
- Tour Quy Nhơn Phú Yên 2 ngày 1 đêm
- Tour Quy Nhơn Phú Yên 3 ngày 2 đêm
- Tour Quy Nhơn Phú Yên 4 ngày 3 đêm
- Tour Quy Nhơn Phú Yên 5 ngày 4 đêm
- Tour Đà Nẵng Quy Nhơn 2 ngày 1 đêm