Trải dài trên dải đất hình chữ S là hàng tá các công trình kiến trúc khoác lên mình là đặc điểm riêng biệt của một thời đại phồn hoa đã qua, hay là minh chứng cho thời kỳ chiến đấu oai hùng, có cả những điều kỳ lạ mà đến nay con người vẫn không giải đáp được. Là một người đam mê du lịch, bạn đừng bỏ qua các di tích trên từng địa phương mà bạn đặt chân đến. Nếu bước chân của bạn đang dừng tại Bình Định thì hãy một lần đến thăm Tháp Bánh Ít Quy Nhơn– một trong những tháp Chăm cổ mang kiến trúc độc đáo còn sót lại trên Việt Nam.
Tháp Bánh Ít cách Quy Nhơn bao xa?
Quần thể tháp tọa lạc trên một quả đồi thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Từ Quy Nhơn đi đến Tháp thì chỉ cần ngồi xe di chuyển trên chặng đường chưa đầy 20km.
Nếu bạn thích sự trãi nghiệm mình nghĩ bạn nên thử thuê xe máy và trãi nghiệm nhé, chi phí cũng rất hợp lý, còn nếu bạn đi theo đoàn có thể thuê xe du lịch tự lái.
Bạn chỉ việc gõ cụm từ “Tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn” trên google map, việc còn lại hãy để chiếc điện thoại của bạn dẫn đường. Đường rất dễ đi, nên nếu đã đến ghé thăm xứ Nẫu Bình Định thì đừng bỏ qua di tích Chăm Pa nổi tiếng này nhé.
Nếu chặng đường đi khó khăn bạn có thể lựa chọn các tour du lịch trọn gói của Basan – 0961118365 với giá ưu đãi nhất
Giá vé Tháp Bánh Ít
Giá vé cho một người tham quan là 15.000 đồng và giá vé giữ xe là 5000 đồng. Mức giá cực kỳ phù hợp cho một chuyến khám phá những nét đẹp kiến trúc tháp chăm Quy Nhơn.
Trãi nghiệm các tour du lịch trọn gói và giá cực ưu đãi:
Vì sao gọi là Tháp Bánh Ít
Khi di chuyển đến khu vực cầu Bà Di, nhìn lên đồi ở hướng đông, du khách có thể thấy được quần thể các tòa tháp ở đây. Có thể vì trông từ xa giống như những chiếc bánh ít – đặc sản của vùng đất Bình Định – xếp cạnh nhau, nên người dân ở đây truyền tai nhau cái tên Tháp Bánh Ít vừa bình dị lại vừa gần gũi. Ngoài ra tháp còn có cái tên khác là Tháp Bạc và Yang MTIAN trong tiếng J’rai.
Đây từng là một địa danh tọa lạc của một thời thịnh vượng Cham Pa, lấy cảm hứng từ bánh nỗi tiếng và đậm chất Bình Định, đến ngày nay tháp vẫn mang tên gọi thân thương Bánh Ít!
Kiến trúc độc đáo Tháp Bánh Ít?
Hãy để Basantourist làm công việc review Tháp xịn xò này để bạn cảm nhận đôi nét về vẻ đẹp của kiến trúc nơi đây nhé!
Trong tất cả các di tích Chăm Pa còn sót lại trên đất Bình Định thì Tháp Bánh Ít là di tích nhiều tháp nhất với 4 ngọn tháp và cũng là di tích có thời gian xây dựng sớm.
Tháp tọa lạc trên ngọn đồi tương đối cao, đường đi lên tháp hơi khó khăn và kiến trúc nơi đây được bảo tồn còn nguyên vẹn những kiến trúc cổ, một số phần bị thay đổi bào mòn do thời gian.
Sự độc lạ của Tháp Cổng
Du khách rảo bước trên đường mòn lên hướng cụm tháp sẽ gặp Tháp Cổng đầu tiên. Đường nét điêu khắc không quá cầu kỳ nhưng lại khỏe khoắn. Đằng sau Tháp Cổng chính là các tầng, các lớp phế tích đổ nát còn hiện diện và đối diện là Tháp Chính đầy mê hoặc mộng mị.
Background này rất được giới “yêu ảnh” đam mê với những shot hình cực chất và đặc biệt nếu chụp vào những lúc hoàng hôn thì càng tuyệt đẹp hơn nữa đấy, để mình “đề mô” một vài shot bên dưới nhé!
Kiến trúc tinh tế của Tháp Chính
Bước chân lên từng bậc tam cốc, những kiến trúc của thời kỳ Chăm Pa phồn thịnh đầy bí ẩn hiện ra càng rõ nét. Tháp Chính nằm ở vị trí trung tâm, trên tầng trên cùng của quả đồi. Tháp có kích thước lớn nhất, cao khoản 20m, vững chãi hoành tráng với những đường nét điêu khắc công phu.
Mang đậm phong cách kiến trúc của Cham Pa với các đường nét điêu khắc tinh tế, các linh vật, phù điêu được phô diễn trên thân của tháp cực kỳ đặc sắc và lạ mắt.
Nếu bạn từng xem qua các kiến trúc Cham Pa ở các tỉnh khác như Nha Trang hay Ninh Thuận, thì ở Bình Định Tháp Bánh Ít lại mang một kiến trúc hơi hướng khác hơn 1 chút, tinh tế và sắc xảo hơn.
Sự tỉ mĩ của điêu khắc Tháp Mái
Kiến trúc gạch còn lại trên đỉnh đồi là Tháp Mái. Nằm ở phía Nam Tháp Chính, tháp này cao 12m, rộng 5m, có mái cong như hình yên ngựa nên người dân thường gọi là Tháp Yên Ngựa, sau này trở thành cách gọi rộng rãi được nhiều người biết đến.
Bao quanh khối kiến trúc trên đỉnh đồi là một vòng vành đai đường, nhưng bây giờ chỉ còn lại dấu tích của các ổ gạch.
Ở tháp này hiện bị thay đổi khá nhiều do thời gian và sự tàn phá của các cuộc chiến tranh trong quá khứ nhưng đâu đó vẫn giữ được nét đặc sắc của kiến trúc nơi đây.
Tháp Bia
Chếch về hướng Nam thấp hơn đỉnh đồi khoản 10m có một tháp gạch lớn, gọi là Tháp Bia. Cùng với Tháp Cổng, đây là hai kiến trúc hiện còn ở vòng ngoài của khu Tháp Bánh Ít.
Một trong những shot hình tuyệt đẹp phải kể đến sự góp công của Tháo Bia – mang đến một bố cục tinh tế cuốn hút rất nhiều tay ảnh đến đây.
Bức tượng của Thần Shiva
Bên cạnh công cuộc khám phá các tháp Chăm, du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng của thần Shiva nổi tiếng được thờ trong tháp. Tượng được phục chế y đúc bản gốc, tuy vậy giá trị vẫn nguyên vẹn như thuở ban sơ. Ngoài ra, ở đây còn rất nhiều hiện vật để du khách được chiêm ngưỡng.
Ở tháp còn lưu giữ lại những linh vật, được bảo tồn cẩn thận và mang ý nghĩ tâm linh to lớn.
Phong cảnh thiên nhiên thoáng đãng
Đứng nơi đồi cao, giữa dấu vết cổ kính của một thời đại, bao bọc xung quanh là cây cối um sùm chắc hẳn là trải nghiệm khó quên của du khách khi đến đây.
Đừng quên lưu giữ lại không gian cổ xưa cùng những văn hóa thiêng liêng bằng tài nghệ chụp ảnh tuyệt đẹp của bạn.
Qua năm dài tháng rộng, các tòa tháp ở đây đều phủ lên mình một lớp rêu phong, càng tăng thêm sự cổ kính, mị hoặc, làm du khách cứ ngỡ được về lại một vương triều hưng thịnh xa xưa. Đưa tay chạm vào từng đường nét điêu khắc tinh tế trên nền gạch mới thấy được cái tinh hoa của nghệ nhân xưa, cùng những tín ngưỡng, văn hóa mà người ở đây tôn sùng.
Ở quần thể tháp Chăm này, con người ta có thể thấy rõ phong cách Bình Định với các mảng khối đặc trưng trong nghệ thuật Chăm đồng thời vẫn còn thấy được sự điêu khắc duyên dáng trong các phong cách trước.
Những tòa tháp ở đây đều mang trong mình một nét kiến trúc rất riêng, nhưng nhìn về mặt tổng thể vẫn thấy sự hài hòa, mang kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ văn hóa Chăm Pa cổ xưa.
Tháp Bánh Ít Quy Nhơn đang là một địa điểm tham quan đầy sức hút đối với du khách. Nếu đã dành thời gian đến này rồi, chắc chắn bạn sẽ không thất vọng với quyết định này. Kiến trúc độc đáo, nghệ thuật tinh tế, văn hóa Chăm đặc biệt, giá trị lịch sử, không khí thoáng đãng nhưng không kém phần cổ kính chắc chắn sẽ làm bạn thỏa mãn.
Thông tin cơ bản về Tháp Bánh Ít
- Tháp Bánh Ít nằm tại gần Cầu Bà Di Bình Định, các Thành Phố chừng 15km
- Đây là di tích lịch sử với 03 tòa tháp chính, nơi đây thờ tụng tín ngưỡng Chăm Pa cổ, và địa điểm checkin cực chất.
- Giá vé 15K, gửi xe 5K nhé
Thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Quy Nhơn đi đến Tháp thì chỉ cần ngồi xe di chuyển trên chặng đường chưa đầy 20km.
Chuyện kể dài lắm luôn á, bạn tham khảo tại bài viết chi tiết mình đã viết TẠI ĐÂY nhé